Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Thế giới đang lặp lại những sai lầm khi đối mặt với khủng hoảng tài chính 2008?

Liệu các quốc gia đã ứng phó tốt hay chưa trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn còn là chủ đề gây tranh luận. Sau khi cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 năm 2008 và chính phủ đã phải can thiệp bằng các chương trình cứu trợ khác nhau, hệ thống tài chính và các doanh nghiệp Mỹ đã ổn định. Lợi nhuận các doanh nghiệp đã tăng trở lại vào nửa cuối năm 2009.

Rất nhiều thứ vẫn còn trong tranh cãi. Liệu những nỗ lực để cứu nền kinh tế đã đủ để giúp người Mỹ với thu nhập trung bình? Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến hàng triệu người mất nhà cửa và công việc. Chính quyền Obama đã thiết kế các chương trình để giúp mọi người giữ được nhà, nhưng cuối cùng họ vẫn thất vọng. Thu nhập trung bình hộ gia đình ở dưới mức năm 2007 mãi cho đến năm 2016.

Nhưng ít nhất, cuộc Đại suy thoái đã dạy cho nước Mỹ hai bài học lớn: các gói cứu trợ sẽ giúp ích cho người lao động Mỹ, và hệ thống tài chính nên cứng rắn hơn trước những cú sốc.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của đại dịch dẫn tới khủng hoảng kinh tế, chúng ta đã lặp lại nhiều sai lầm tương tự từ năm 2008.

Đúng là hai cuộc khủng hoảng có sự khác biệt rõ rệt. Cuộc khủng hoảng trước đó phát sinh bởi hệ thống tài chính cho vay thiếu thận trọng và trong một số trường hợp, gồm cả lừa dối và gian lận. Còn trong trường hợp này, một cái gì đó giống như một thảm họa tự nhiên đã nuốt chửng cuộc sống bình thường của hàng tỷ người và các nền kinh tế.

Nhưng các mệnh lệnh giải cứu và phục hồi là như nhau. Khi chính phủ vội vã cứu trợ nền kinh tế, cách thức thế nào, ai là người được lợi và ai không được gì là những vấn đề quan trọng. Cho đến nay, các tín hiệu nhận được không mấy khả quan.

Amanda Fischer, giám đốc chính sách của Trung tâm tăng trưởng công bằng ở Washington cho biết "việc cứu trợ đang lặp lại sai lầm của năm 2008. Sau những nỗ lực giải cứu đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ đã quay trở lại nhanh chóng, nhưng hầu hết nhân viên đều không thấy tình trạng của họ được cải thiện."

Bởi hai cuộc khủng hoảng không giống nhau, cho nên phương thức giải cứu cũng như vậy. Lần này, cứu trợ cho người dân Mỹ là ưu tiên hàng đầu. Điều khoản lớn của Đạo luật CARES trị giá hàng tỷ USD, được Quốc hội thông qua vào cuối tháng trước, là mở rộng bảo hiểm thất nghiệp và thanh toán trực tiếp cho công dân. Nếu những việc đó được thực hiện nhanh chóng (song đây là vấn đề chưa chắc chắn), tình hình sẽ được cải thiện.

Nhưng những gói này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp, chủ yếu thông qua 500 tỷ USD giảm thuế. Trong phiên bản 2008 của hình thức viện trợ này (Troubled Asset Relief Program), các ngân hàng đã được yêu cầu một cách lịch sự để mở rộng cho vay với người đóng thuế. Họ đã không làm như vậy, và điều tương tự có thể xảy ra một lần nữa.

Các hạn chế gắn liền với tiền dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được chỉ ra rõ ràng. biên dịch Quỹ nên được sử dụng để giúp các công ty giữ lại nhiều lực lượng lao động hơn. Các công ty không nên trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu. Các công ty phải tôn trọng các thỏa thuận thương lượng tập thể và giữ sự trung lập trong các nỗ lực của công đoàn. Họ không thể thuê ngoài hoặc chuyển việc kinh doanh ra nước ngoài.

Nhưng cơ chế thực thi các biện pháp trên tương đối yếu kém. Bộ trưởng Bộ Tài chính "sẽ cố gắng" chỉ đạo thực thi gói cứu trợ. Các công ty cần "cam kết một cách thiện chí" về việc tuân thủ các điều kiện này.

Các vấn đề thực sự nằm ở việc cứu trợ cho các tập đoàn lớn. Hầu hết 454 tỷ USD được dành cho chương trình này sẽ thuộc về họ (một phần khác của các khoản vay và trợ cấp được dành cho các hãng hàng không và Boeing). Mặc dù luật pháp có một số điều khoản cản trở việc mua lại, ngăn chặn cổ tức và đặt ra giới hạn cho bồi thường điều hành, thì không có sự bảo vệ nào dành cho nhân viên được nêu ra. Và các giới hạn bồi thường điều hành được đặt ra ở năm ngoái - cho thấy mức độ không chính xác trong việc đánh giá sự hy sinh to lớn của nhân viên trong một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng như hiện nay.

Đối với mọi điều kiện đều có một kẽ hở. Bộ trưởng Tài chính có thể từ bỏ bất kỳ điều khoản kinh doanh lớn nào, nếu như luật pháp quy định,bởi "bảo vệ quyền lợi của chính phủ liên bang" là quan trọng hơn cả. Điều đó có nghĩa là tùy thuộc vào Steve Mnuchin, một "người bạn đáng tin cậy" của phố Wall và các doanh nghiệp lớn.

Hơn nữa, khía cạnh quan trọng của chương trình cho vay là Cục Dự trữ Liên bang sẽ cho các tập đoàn vay trên mức đóng góp cho chính phủ, lên tới 10 lần. Bất cứ điều gì từ Fed mà không phải là một khoản cho vay trực tiếp thì không phải chịu các hạn chế gắn liền với tiền ở Kho bạc.

Ngoài ngôn từ yếu đuối mang lại sự linh hoạt cho ngài Mnuchin, việc giám sát còn thiếu tính hiệu quả. Luật pháp đã thành lập một hội đồng giám sát quốc hội để giám sát chương trình, nhưng điều khoản này vẫn lặp lại vấn đề đã xảy ra với gói cứu trợ năm 2008. Thời gian qua, Quốc hội đã thành lập Hội đồng giám sát của Quốc hội, nhưng nó không có nhiều quyền lực. Elizabeth Warren, từng là chủ tịch, đã chỉ ra sự thiếu trách nhiệm của nhân viên ngân hàng và sự thất bại trong việc giúp đỡ chủ nhà. Nhưng công việc của Hội đồng không ảnh hưởng đáng kể đến các chương trình cứu trợ hoặc sửa chữa sai sót của chúng.

Một lần nữa, cơ quan mới, Ủy ban Giám sát của Quốc hội, vẫn có rất ít quyền lực. Nó không có trát đòi hầu tòa, nó không có thẩm quyền thực thi độc lập và nó không thể kiểm soát việc tuân thủ các điều kiện hỗ trợ công nhân theo luật. Như năm 2008, có một ban giám sát và một tổng thanh tra đặc biệt. Nhưng lần trước, Neil Barofsky, một cựu công tố viên độc lập và nghiêm khắc, đứng ra đảm nhận trọng trách tổng thanh tra; còn lần này thì không.

Một đặc điểm khác của gói cứu trợ năm 2008 là các chương trình phức tạp không cần thiết và cấu trúc sai lệch. Khi ProPublica ghi lại câu chuyện, các chương trình của chính phủ để giúp mọi người được cứu trợ thế chấp đã bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn đang diễn ra, thực thi lỏng lẻo và thất bại hoàn toàn. Các ngân hàng lớn nhất không thể đáp ứng nhu cầu và không có các ưu đãi tài chính phù hợp để thực sự giảm nhẹ gánh nặng nợ vay cho mọi người.

Chúng ta đang thấy những dấu hiệu ban đầu cho thấy chương trình dành cho doanh nghiệp nhỏ, được gọi là Chương trình bảo vệ tiền lương, có thể gặp phải vấn đề tương tự. Một mối quan tâm là các ngân hàng sẽ kiếm được hàng tỷ đồng tiền phí - số tiền có thể được sử dụng để giúp các doanh nghiệp. Hơn nữa, các ngân hàng có thể cạnh tranh với nhau để phân phối các khoản vay một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tham khảo The Atlantic

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét